Kính màu hấp thụ nhiệt được sản xuất từ thủy tinh màu (xanh, trà, ghi, xanh đen…), có khả năng hấp thụ nhiệt của các tia trong quang phổ ánh sáng mặt trời.
Đặc điểm:
Kính màu hấp thụ nhiệt thường được sử dụng để giảm năng lượng truyền qua tấm kính và giảm chi phí sử dụng điện năng, có khả năng kiểm soát ánh sáng mặt trời cao giúp làm giảm ánh sáng chói gắt hoặc hơi nóng quá mức từ bên ngoài. D đó nó giúp làm giảm sự truyền nhiệt và giảm tải trọng làm mát.
Ứng dụng: Kính màu hấp thụ nhiệt được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt cho các công trình xây dựng và dân dụng những nơi có nhu cầu đa dạng màu sắc, giảm độ chói của ánh sáng mặt trời và các công trình có thiết kế đặc thù.
Màu sắc của tấm kính được tạo ra bằng cách thêm một lượng nhỏ các chất như sắt, nic-ken, cô-ban, sê-len, v.v. vào thành phần của kính.
Kính màu hấp thụ nhiệt có nhiều loại như: kính nổi hấp thụ nhiệt, kính kéo hấp thụ nhiệt, kính vân hoa hấp thụ nhiệt, kính cốt lưới thép hấp thụ nhiệt
Thep TCVN 7529 : 2005 kính màu hấp thụ nhiệt được đóng gói trong các kiện chuyên dùng theo cùng loại và kích thước, có sử dụng các vật liệu đệm lót, giảm chấn đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng kính. Trên các kiện kính phải có dấu hiệu cảnh báo đề phòng dễ vỡ. Khi vận chuyển bằng mọi phương tiện có gông chèn chặt, có bao che tránh bị ẩm ướt và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển.
Kính mà hấp thụ nhiệt thuộc “Nhóm sản phẩm kính xây dựng” theo quy định tại QCVN 16:2017/BXD. cần phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.
Bước 1. Trao đổi, gửi thông tin đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 2. Đánh giá hồ sơ, xem xét tài liệu để phục vụ việc đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 3. Đánh giá chứng nhận hợp quy (kết hợp lấy mẫu thử nghiệm)
Bước 4. Cấp giấy chứng nhận hợp quy
Bước 5. Công bố hợp quy tại Sở Xây dựng