Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Chứng nhận ISO-0903577089


ISO 9001 LÀ GÌ?



Các tiêu chuẩn do ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế - International Organisation for Standardisation)ban hành đều bắt đầu với chữ ISO. Tổ chức này là liên hiệp các Tổ chức tiêu chuẩn quốc gia (gồm 163 thành viên) hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất, thương mại và liên lạc trong các tổ chức kinh doanh trên toàn thế giới thông qua phát triển các tiêu chuẩn chất lượng chung. ISO thành lập năm 1947, trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sỹ.
Tiêu chuẩn phổ biến nhất là ISO 9001, một hệ thống quản lý chất lượng cơ bản có thể được sử dụng trong mọi ngành nghề với mọi quy mô ở bất cư nơi đâu trên thế giới. Đạt được chứng nhận ISO 9001 (hoặc các hệ thống quản lý/ tiêu chuẩn khác) cung cấp những bằng chứng khách quan chứng minh được rằng một doanh nghiệp đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và thỏa mãn mọi yêu cầu của tiêu chuẩn đang áp dụng. Chuyên gia công bằng bên ngoài được gọi là các tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá tại cơ sở để xác định xem liệu công ty có tuân thủ theo tiêu chuẩn hay không. Nếu họ tuân thủ thì sẽ được cấp chứng chỉ có địa chỉ, phạm vi hoạt động và dấu của tổ chức công nhận - tổ chức công nhận sự hợp pháp của tổ chức chứng nhận đó.

Phiên bản thứ 5 của ISO 9001, ISO 9001:2015 đã được ban hành vào 15/9/2015. Phiên bản năm 2015 có những thay đổi quan trọng mà theo cách nói của Nigel Croft, chủ tịch ban kỹ thuật ISO chịu trách nhiệm xây dựng và soát xét tiêu chuẩn, quá trình này giống một “bước tiến hóa” hơn là một “cuộc cách mạng”. Theo ông, ISO 9001 đã thực sự phù hợp với thế kỷ 21. Các phiên bản trước đó của ISO 9001 khá quy tắc với nhiều yêu cầu đối với thủ tục về tài liệu và hồ sơ.
+ Hướng về phía quý khách hàng: Tổ chức phụ thuộc vào quý khách hàng, do đó tổ chức phải thấu hiểu được nhu cầu hiện tại và nhu cầu tương lai của quý khách hàng, phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và nổ lực đáp ứng mọi nhu cầu mà quý khách hàng yêu cầu.
+ Tính lãnh đạo: Người lãnh đạo thiết lập được sự thống nhất về mục đích và thiết lập hướng đi của tổ chức. Họ tạo ra và bắt đầu duy trì môi trường nội bộ, trong đó mọi người đều có thể huy động được đầy đủ để đạt được mục tiêu của tổ chức đã đưa ra.
+ Sự tham gia của mọi thành viên: Con người là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng. Do đó cần: Tạo ra môi trường làm việc thuận lợi nhất. Xây dựng chính sách để động viên, chính sách khen thưởng kịp thời. Đào tạo và phát triển được nguồn nhân lực. Phát hiện và phát huy tính sáng tạo của mọi thành viên.
+ Tiếp cận theo quá trình: Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả nhất khi các nguồn lực và những hoạt động liên quan được quản lý như một quá trình.
+ Tiếp cận theo hệ thống để quản lý: Việc xác định và nhận thức và quản lý những quá trình có quan hệ với nhau như một hệ thống, đóng góp vào rất hiệu quả, hiệu lực tốt của tổ chức để đạt được những mục tiêu.
+ Cải tiến liên tục: Cải tiến liên tục là mục tiêu của tất cả các tổ chức. Để thực hiện cải tiến liên tục, cần thực hiện các bước sau: Xác định các quá trình cải tiến, Phân tích, Hoạch định giải pháp, Tổ chức thực hiện giải pháp, Đo lường kết quả thực hiện, Đánh giá kết quả.
+ Quyết định dựa trên sự kiện: Thông tin, dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời và có khả năng lượng hoá được sẽ phản ánh bản chất sự việc. Phân tích thông tin, dữ liệu khoa học giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định đúng.
+ Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp: Tổ chức và nhà cung cấp phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị.
Khi áp dụng chứng nhận ISO các doanh nghiệp có thể đạt được những lợi ích gì?
+ Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế
+ Tăng cường hiệu suất nội bộ để thực hiện những tiêu chuẩn bắt buộc và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường
+ Tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực và giảm chi phí khắc phục sự cố môi trường
+ Cải thiện mối quan hệ với cộng đồng dân cư và các cơ quan hữu quan; tăng cường sức khỏe nhân viên thúc đẩy nề nếp làm việc tốt
+ Cải tiến việc kiểm soát các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bạn chưa làm ISO hay muốn nâng cấp ISO mới nhất cho hệ thống quản lý của mình?
Hãy liên hệ với chúng tôi : Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms. Kim Cúc 
0903577089

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét