Những sản phẩm
từ nhôm định hình có thể xử lý các không gian tinh tế, sáng tạo ra
những kiểu trang trí hiện đại, ấn tượng và mới lạ hơn bất kỳ vật liệu nào khác,
dùng làm khung băng tải, băng chuyền, khung dây chuyền sản xuất, lắp ráp, khung
bàn thao tác, lắp ráp của công nhân, khung phòng sạch, khung máy, kệ máy, giá
kệ, xe đẩy hàng,…
Các thanh nhôm khi được ứng dụng trong
công trình xây dựng rất vững chắc, có thể chịu được mọi sức ép của gió, không
bị công vênh, co ngót, oxi hóa và han gỉ theo thời gian như một số sản phẩm
thông thường trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt hoặc khí hậu vùng biển mặn.
Cũng bởi tính ứng dụng rộng rãi trong xây
dựng, nên yêu cầu về an toàn của nó cũng được đặt ra rất cao và với các công
trình khi sử dụng vật liệu Nhôm và thanh nhôm định hình vào bắt buộc mặt hàng
này phải được chứng nhận hợp quy.
Chứng nhận hợp quy nhôm và hợp kim nhôm định hình là “ việc xác định đối tượng của
hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật
tương ứng “ (trích điều 7 khoản 3 – Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật) hay
cụ thể hơn là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được
chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật (Khoản 1 điều 3 – Thông tư số
21/2010/TT-BXD).
– Các tổ chức, cá nhân sản
xuất
– Các tổ chức, cá nhân
nhập khẩu
Các nhóm hàng hóa vật liệu
xây dựng thuộc danh mục quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD,
bao gồm 6 nhóm sản phẩm trong đó có nhóm: nhôm và hợp kim nhôm định hình
Phương thức chứng nhận:
- Chứng nhận PT5 đối với đơn vị
sản xuất trong nước, chứng nhận có giá trị 3 năm
- Chứng nhận PT7 đối với đơn vị nhập khẩu, chứng
nhận có giá trị theo lô
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét