Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Sự phát triển của nhập khẩu ở Việt Nam và hợp quy hàng hoá nhập khẩu – 0168 802 0655

Năm 2016 là năm đầu tiên có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2016 – 2020. Đây là năm nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,21%, XNK duy trì đà tăng trưởng, nhiều biện pháp được thực hiện nhằm thúc đẩy XK trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu và khu vực giảm.
NK hàng hóa Với việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào ngày 31.12.2015 và khoảng 90% dòng thuế quan giữa các thành viên sẽ giảm về 0% và 10%, số thuế còn lại sẽ về 0% trong năm 2018 cùng các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các DN VN, thông qua việc mở ra một thị trường rộng lớn để thúc đẩy hoạt động XNK hàng hóa. Mặt khác, cũng tạo ra cơ hội lớn cho hàng hóa của các nước có chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, lại rất được người tiêu dùng VN tin dùng sẽ tràn vào VN. Thực tế với các nước trong khu vực, VN luôn ở thể nhập siêu. Trong khu vực, VN nhập siêu lớn đối với Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore và Malaysia. Trung Quốc luôn đứng đầu các thị trường nhập siêu lớn nhất của VN với hầu hết các mặt hàng máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu. Chỉ tính đến hết ngày 15.12.2016, các mặt hàng máy móc, thiết bị phụ tùng vải các loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sắt thép các loại… thị trường NK chủ yếu vẫn là Trung Quốc, trong đó riêng lượng NK sắt thép các loại đã chiếm gần 2/3 tổng lượng thép NK vào VN.
Kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hóa năm 2016 của VN ước đạt 173,3 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2015. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 102,2 tỷ USD, tăng 5,1%, khu vực kinh tế trong nước chỉ đạt 50 tỷ USD. Xét theo mặt hàng: điện tử, máy tính và linh kiện năm 2016 ước NK 27,8 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2015; điện thoại các loại và linh kiện tổng trị giá NK đạt 10,5 tỷ USD, giảm 0,3%; máy móc, thiết bị, phụ tùng trị giá NK đạt 28,1 tỷ USD, tăng 1,8%; hóa chất NK với kim ngạch 3,2 tỷ USD, tăng 1%; tân dược NK với kim ngạch 2,5 tỷ USD, tăng 8,9%; về khối lượng, giấy NK 1.989 nghìn tấn, tăng 15,5%; xăng dầu NK 11.471 nghìn tấn, tăng 14,2%; sắt thép NK 18.428 nghìn tấn, tăng 18,8% so với năm 2015 (Biểu đồ 1).


Tình hình sản xuất hàng XK của VN năm 2016 vẫn trong tình trạng phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập từ nước ngoài do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất. Hơn nữa các mặt hàng XK chủ yếu là gia công. Về thị trường, châu Á, trong đó Trung Quốc là thị trường NK lớn nhất của VN, với kim ngạch và mức tăng trưởng cao đối với nhiều loại vật tư kỹ thuật. Bức tranh cung cấp nguyên phụ liệu cho VN qua số liệu của 10 tháng của 3 năm liên tục gần đây cho thấy rõ điều này (Biểu đồ 2).


Các mặt hàng NK từ Trung Quốc chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, sắt thép, nhóm hàng nguyên, phụ kiện dệt may, da giày. Điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện… So với năm 2015, năm 2016 tỷ trọng KNNK từ châu Á trong tổng KNXK của nước ta vẫn chiếm chủ yếu, đạt ở mức cao khoảng 80%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2016 ước đạt gần 2,68 tỷ USD, bằng 1,52% so với XK. Khu vực FDI xuất siêu 23,7 USD. Nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước ước đạt 21,0 tỷ USD. Như vậy, nhập siêu trong năm 2016 vẫn là khu vực kinh tế trong nước. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh sản phẩm của khối DN trong nước còn rất hạn chế, các DN vẫn chưa tận dụng được các cơ hội mở rộng thị trường trong bối cảnh hình thành AEC và các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, mặc dù năm 2016 là năm kỷ lục cả nước có 110.100 DN được thành lập mới với số vốn đăng ký là 891.094 tỷ đồng.
Triển vọng XNK hàng hóa năm 2017
Năm 2017, kinh tế thế giới theo nhiều dự báo của các tổ chức quốc tế tiếp tục phục hồi với tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn năm 2016 (IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của thế giới năm 2017 ở mức 3,4%, WB: 2,8%). Tăng trưởng thương mại thế giới dự báo tăng 1,8 – 3,1%. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra ở khắp các châu lục, là cơ hội cho các nước đang phát triển tiếp thu công nghiệp tiên tiến nhưng đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các khu vực và các nền kinh tế. Trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát sẽ tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Tiến trình hội nhập quốc tế của VN trong năm 2017 sẽ được triển khai mạnh mẽ hơn, sâu rộng và toàn diện cũng làm tăng thêm các động lực phát triển kinh tế đất nước.
Bên cạnh đó, sự kiện Brexit, xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng và sự suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, xu hướng tăng giá của đồng đô la Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến XK của VN. Hơn nữa, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế VN còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, nhất là cơ sở hạ tầng logistics vốn đã thiếu kết nối, cộng với nhiều trạm BOT thu phí mọc lên khắp nơi, làm cho chi phí logisitcs tăng cao, sức cạnh tranh của hàng hóa XK của nước ta vốn đã thấp lại càng thấp hơn. Điều này sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động XNK hàng hóa của VN trong năm 2017 - năm thứ 2 có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 – 2020. Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã xác định mục tiêu cụ thể về XNK hàng hóa cho năm 2017:
-         KNNK hàng hóa dự kiến khoảng 190 tỷ USD, tăng 9-10% so với năm 2016, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt khoảng 109 tỷ USD, chiếm 57,3% tổng KNNK.
-         Nhập siêu năm 2017 dự kiến khoảng 6,5 tỷ USD, với tỷ lệ nhập siêu 3,5% so với giá trị XK hàng hóa.
Hợp quy hàng hoá nhập khẩu:
Bên cạnh việc phát triển của nhập khẩu ở Việt Nam thì việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu luôn được nước ta đặt lên hàng đầu. Vietcert là tổ chức chứng nhận được chỉ định bởi Bộ Khoa học Công nghệ để làm việc chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy cho các sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu được quy định trong thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
Xin giới thiệu đến quý khách quy trình chứng nhận và công bố hợp quy cho hàng hoá nhập khẩu:
1.      Trước khi hàng về quý khách liên hệ với Vietcert đăng ký kiểm tra và cung cấp các giấy tờ sau:
-         Hoàn thành thông tin trong giấy đăng ký kiểm tra.
-         Cung cấp bản sao hồ sơ nhập khẩu gồm: Hợp đồng, Invoice, Bill of lading, Packing list, ISO 9001 của nhà máy sản xuất, CO, CQ, Tờ khai hải quan (có thể bổ sung sau).
2.      Sau khi hàng về cảng thì đơn vị nhập khẩu trình đăng ký kiểm tra để làm thủ tục lấy mẫu thử nghiệm, việc lấy mẫu thử nghiệm có thể thực hiện tại cảng hoặc tại kho hàng (nếu xin giải tỏa).
Sau khi có kết quả thử nghiệm Vietcert sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy và kiểm tra nhà nước (đối với những sản phẩm, hàng hoá bắt buộc kiểm tra nhà nước) để đơn vị nhập khẩu hoàn thành thủ tục chứng nhận (thời gian có kết quả chứng nhận trong vòng 1 tuần). Giấy chứng nhận có giá trị cho lô hàng.

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN, HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0168 802 0655 – Mr. Duy
Địa chỉ trụ sở chính: 28 An Xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét